Đóng Menu

Áp lực “nghề cha mẹ” thời đại số

Thời đại kỷ nguyên số đã thay đổi hoàn toàn vai trò của người làm cha mẹ. Không còn đơn thuần là nuôi dạy, cha mẹ giờ đây cần trở thành người bạn đồng hành thực thụ giữa thế giới biến động không ngừng. Làm cha mẹ thời nay chính là cuộc hành trình vừa dẫn dắt, vừa học hỏi từ chính những đứa con của mình.

 

 

Mỗi sáng thức dậy, cha mẹ lại đối mặt với muôn vàn câu hỏi: Làm sao để giúp con phát triển tốt hơn trong thời đại công nghệ? Có cách nào bảo vệ con khỏi những “cám dỗ” trên mạng xã hội? Làm thế nào để hiểu con hơn?... Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải mã những áp lực không tên và bỏ túi những chiến lược để đồng hành cùng con hiệu quả trên hành trình trưởng thành.

Những áp lực của cha mẹ thời thời đại số
Áp lực phải trở thành cha mẹ hoàn hảo: Nhiều cha mẹ tự đặt ra áp lực phải trở thành “phụ huynh mẫu mực” với những kỳ vọng không tưởng: Con phải giỏi toàn diện, thành tích vượt trội và theo kịp xu hướng. 
Khi cha mẹ quá tập trung vào sự hoàn hảo, trẻ có nguy cơ mất đi tuổi thơ đích thực. Nhiều em nhỏ phải đối mặt với áp lực học hành quá sức, thiếu thời gian vui chơi và dần hình thành tâm lý sợ thất bại.
Giải pháp nằm ở việc thay đổi tư duy: Thay vì cầu toàn, hãy chấp nhận rằng mỗi đứa trẻ có nhịp phát triển riêng. Cha mẹ nên tập trung vào xây dựng mối quan hệ gần gũi với con hơn là chạy theo thành tích để hiểu con hơn.

Cân bằng giữa công việc và gia đình: Cuộc sống hiện đại đẩy các bậc cha mẹ vào guồng quay khắc nghiệt khi ngày 8 tiếng ở công sở, tối về lại vội vã với bài vở của con.
Tình trạng này dẫn đến “kiệt sức làm cha mẹ” - hội chứng đặc trưng bởi sự mệt mỏi triền miên, dễ cáu gắt và mất kết nối với con cái. Trẻ em trong gia đình như vậy thường cảm thấy bị bỏ rơi về mặt tinh thần dù nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ.
Không nên cố gắng chia đều 24 giờ cho mọi việc, cha mẹ nên sử dụng ứng dụng lập kế hoạch và từ chối một số trách nhiệm không thiết yếu ở công ty để bảo vệ thời gian gia đình.

Áp lực từ công nghệ và mạng xã hội: Công nghệ và mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích giáo dục nhưng đồng thời cũng là nguồn lo lắng lớn cho các bậc phụ huynh khi nguy cơ trẻ bị bắt nạt, tiếp xúc với nội dung không phù hợp ngày càng cao.
Việc kiểm soát quá mức có thể khiến trẻ phản kháng, do đó, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận để trở thành người đồng hành thay vì cấm đoán con.
Cùng con học hỏi và xây dựng thói quen sử dụng công nghệ an toàn, hiệu quả, đồng thời duy trì giao tiếp cởi mở để kịp thời hỗ trợ khi con gặp khó khăn. Dạy trẻ nguyên tắc “3 KHÔNG”: Không chia sẻ thông tin cá nhân, không gặp người lạ, không tin tưởng tuyệt đối thông tin mạng.

Khoảng cách thế hệ và kỹ năng công nghệ: Trong một số gia đình, cha mẹ trở thành người “nhập cư số” trong khi con cái họ là những “công dân số bẩm sinh”. 
Một thực tế có thể thấy, nhiều đứa trẻ có thể dễ dàng thành thạo các trang mạng xã hội nhưng cha mẹ lại lúng túng với các tính năng cơ bản. Sự chênh lệch này khiến không ít cha mẹ rơi vào tình trạng “mù công nghệ” ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Để có thể đồng hành cùng con hiệu quả trong hành trình khám phá thế giới số, cha mẹ nên tham gia một số khóa học công nghệ cơ bản và áp dụng mô hình “ngày học ngược”, nơi con cái đóng vai trò hướng dẫn cha mẹ sử dụng công nghệ. 

Giải pháp giúp cha mẹ giảm áp lực và đồng hành hiệu quả cùng con
Thay đổi tư duy từ “kiểm soát” sang “đồng hành”: Thay vì cấm đoán, hãy thảo luận về thời gian sử dụng thiết bị, nội dung phù hợp và sử dụng công cụ giám sát thông minh, khuyến khích con chia sẻ cảm xúc để từ đó hiểu rõ nhu cầu và lo lắng của con.
Đặt ranh giới và cam kết sử dụng công nghệ: Cùng con xây dựng nguyên tắc sử dụng thiết bị số, mạng xã hội để đảm bảo an toàn và cân bằng giữa học tập, giải trí, vận động. Cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách sử dụng công nghệ một cách tích cực và có kiểm soát.
Học hỏi công nghệ cùng con: Cha mẹ có thể coi con là “người thầy” trong việc nhờ con hướng dẫn sử dụng mạng xã hội giúp vừa học hỏi, vừa tạo sự gần gũi, nâng cao sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái.
Xây dựng quy tắc gia đình: Thống nhất nội quy sử dụng thiết bị công nghệ, ví dụ “Không dùng điện thoại trong bữa ăn”, “Tắt màn hình trước 10 giờ tối”. Cùng con tham gia các hoạt động thể thao, đọc sách hoặc dã ngoại để cân bằng giữa thế giới ảo và thực.
Dành thời gian chất lượng: Dù bận rộn, cha mẹ hãy dành 15 - 30 phút mỗi ngày chơi cùng con để xây dựng niềm tin và giúp con cảm nhận được sự đồng hành từ cha mẹ. Mỗi thành viên ghi lại một điều tích cực trong ngày để nuôi dưỡng cảm xúc gắn kết.

 

“Nghề làm cha mẹ” thời đại số tuy nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để gia đình gần nhau hơn. Chìa khóa thành công nằm ở sự linh hoạt, kiên nhẫn và tinh thần học hỏi không ngừng. 

Như Tiến sĩ John Medina từng viết: “Mọi người sẽ không nhớ bạn nói những gì với họ nhưng họ sẽ nhớ cảm xúc bạn để lại cho họ”. Bằng cách nuôi dưỡng không gian gia đình tràn đầy yêu thương và hạnh phúc, cha mẹ đang xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc giúp trẻ tự hoàn thiện bản thân. Hãy để mỗi ngày bên con là hành trình của yêu thương và trưởng thành cùng nhau. 

Quý cha mẹ đăng ký tìm hiểu về lộ trình học tập và nhận chính sách ưu đãi năm học 2025 - 2026 TẠI ĐÂY