Đóng Menu

Xây dựng tư duy tài chính cho con: Cha mẹ nên bắt đầu từ đâu?

Trong thời đại kinh tế biến động, việc giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm không còn là sự lựa chọn mà là trách nhiệm của mọi cha mẹ thông thái. Vậy làm thế nào để giúp con hiểu đúng về giá trị đồng tiền, biết quản lý chi tiêu và sống có trách nhiệm tài chính?  

Một nghiên cứu của đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng tiền bạc của trẻ nhỏ được hình thành từ trước năm 7 tuổi, nhờ quan sát cha mẹ và học theo. Bắt đầu từ những khái niệm đơn giản cho đến các bài học phức tạp hơn, mỗi bước đi của cha mẹ hôm nay chính là nền tảng cho sự tự lập tài chính của con ngày mai. 

Tại sao cần dạy con về tài chính gia đình từ sớm?
Giúp con hiểu rõ giá trị của đồng tiền: Khi con hiểu được rằng tiền không tự nhiên có mà là kết quả của lao động và sự cố gắng, con sẽ biết trân trọng và sử dụng tiền có trách nhiệm hơn.
Phát triển kỹ năng quản lý tiền bạc: Từ việc tiết kiệm, chi tiêu hợp lý đến lập ngân sách đơn giản, những kỹ năng này sẽ theo con suốt cuộc đời, giúp con tránh được những rủi ro tài chính không đáng có.
Hình thành thói quen tốt: Giáo dục tài chính từ sớm giúp con hình thành những thói quen tích cực như tiết kiệm, lập kế hoạch chi tiêu và biết cách phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
Chuẩn bị cho tương lai: Khi trưởng thành, con sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như quản lý thu nhập, đầu tư và mua nhà.
Giảm thiểu xung đột tài chính: Khi con hiểu về tài chính gia đình, chúng sẽ có xu hướng cảm thông và chia sẻ gánh nặng tài chính với cha mẹ, giảm thiểu các tranh cãi về tiền bạc trong gia đình.

Cách xây dựng nhận thức tài chính cho con theo độ tuổi
Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi: Ở độ tuổi này, việc bắt đầu xây dựng nhận thức về tiền tệ cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng quản lý tài chính sau này. 
Cha mẹ nên dạy con phân biệt các loại tiền như đồng xu và giấy qua trò chơi và hình ảnh trực quan là bước đầu tiên giúp trẻ nhận biết giá trị của tiền một cách trực quan và sinh động. 
Bên cạnh đó, trò chơi cửa hàng là hoạt động thiết thực giúp trẻ hiểu được khái niệm về trao đổi và kế hoạch sử dụng tiền. Khi được tham gia vào các trò chơi bán hàng nhỏ, con  hiểu được rằng để sở hữu một vật gì đó cần phải có sự chuẩn bị về tiền bạc và cân nhắc chi tiêu một cách hợp lý. 

Giai đoạn từ 7 - 11 tuổi: Trẻ bắt đầu phát triển nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh, trong đó có việc phân biệt giữa những gì thực sự cần thiết và những mong muốn nhất thời. 
Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn con phân biệt nhu cầu thiết yếu để con nhận diện đâu là thứ cần thiết như thức ăn, quần áo, sách vở và đâu là những món đồ chỉ là sở thích nhất thời, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm hơn.
Hỗ trợ con thiết lập mục tiêu tiết kiệm cho một món đồ yêu thích là cách hiệu quả để trẻ học cách quản lý tiền của mình. Khi có mục tiêu rõ ràng, con sẽ biết cách kiên trì tích lũy và lên kế hoạch chi tiêu để đạt được điều mình mong muốn. 
Ngoài ra, khi giao tiền tiêu vặt theo tuần hoặc tháng, cha mẹ nên cùng con lên thiết kế chi tiêu cũng góp phần giúp trẻ học cách quản lý tài chính cá nhân. Hướng dẫn con cách theo dõi số tiền đã chi và số dư còn lại để giúp con có cái nhìn thực tế về sự cân đối giữa thu và chi.

Giai đoạn từ 12 - 15 tuổi: Thanh thiếu niên bắt đầu có khả năng tư duy trừu tượng hơn và hình thành những nhu cầu tài chính phức tạp hơn. Việc làm quen với ngân hàng là một bước quan trọng giúp trẻ tiếp cận thế giới tài chính hiện đại. 
Hướng dẫn trẻ mở thẻ ATM, tìm hiểu cách gửi, rút tiền và xem sao kê tài khoản là cách giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng và tạo nền tảng cho việc quản lý tài chính một cách độc lập trong tương lai. 
Cha mẹ nên cùng con xây dựng bảng chi tiêu cá nhân, đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Quá trình này giúp con nhận thức rõ hơn về nguồn tiền mình có, cách phân bổ chi tiêu hợp lý và tầm quan trọng của việc tiết kiệm. 
Ngoài ra, việc giới thiệu kỹ năng đầu tư nhỏ một cách đơn giản, phù hợp với lứa tuổi là rất cần thiết. Cha mẹ có thể giải thích các khái niệm cơ bản như lãi suất, lợi ích của việc gửi tiết kiệm dài hạn và khuyến khích con thử sức với các dự án nhỏ có thể tạo ra thu nhập hợp pháp.

Giai đoạn từ 16 tuổi trở lên: Ở thời điểm này, các bạn đã bước vào giai đoạn có thể tự chủ nhiều hơn về mặt tài chính. 
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là kỹ năng thiết yếu giúp con tự tạo bảng quản lý thu chi, biết cách cân đối giữa các nguồn thu nhập như tiền làm thêm, học bổng và những khoản chi phí sinh hoạt, học tập. 
Một trong những kỹ năng quan trọng tiếp theo là giáo dục về rủi ro tài chính. Trang bị kiến thức về vay nợ, lãi suất, cách đầu tư cơ bản, nhận biết rủi ro lừa đảo trên môi trường số, để từ đó hiểu rõ các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân khi giao dịch trực tuyến. 
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các cuộc thi mô phỏng về đầu tư chứng khoán, tiết kiệm hoặc quản lý danh mục đầu tư nhỏ. Những hoạt động này tạo môi trường thực hành, giúp con rèn luyện khả năng phân tích, ra quyết định, đồng thời hiểu được giá trị của việc tiết kiệm và đầu tư thông minh.

BMS đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình giáo dục tài chính cho học sinh
Tại BMS, nội dung giáo dục tài chính đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện cho học sinh. Nhà trường chú trọng xây dựng các chương trình giáo dục tài chính được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi, giúp các bạn hiểu sâu hơn về vai trò của tiền bạc trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Hệ thống Trường liên cấp BMS triển khai Chương trình Tư duy tài chính - một phần của chương trình “Kiến tạo doanh nhân trẻ” do Junior Achievement (JA) thực hiện, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính, hướng nghiệp và khởi nghiệp. 
Chương trình giúp học sinh hình thành các thói quen tốt trong chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Thông qua các hoạt động, các bạn học sinh được rèn luyện các kỹ năng:
Quản lý tài chính cá nhân: Học cách lập ngân sách, tiết kiệm, sử dụng các khoản tín dụng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Hướng nghiệp và khởi nghiệp: Chương trình giúp khám phá tiềm năng, đánh giá khả năng và sở thích của bản thân, từ đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và có những bước chuẩn bị ban đầu cho việc khởi nghiệp.
Phát triển kỹ năng mềm: Các bạn được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. 

Chương trình Tư duy tài chính tại BMS được áp dụng cho học sinh từ bậc Tiểu học đến THPT, giúp các bạn tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định tài chính và định hướng nghề nghiệp từ sớm.

Giáo dục tài chính là hành trình gieo những hạt mầm hiểu biết để con tự tin bước vào đời. Khi con hiểu được giá trị thực sự của đồng tiền, biết cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, con sẽ trưởng thành, sống có trách nhiệm, biết quý trọng thành quả lao động và luôn làm chủ được cuộc sống của chính mình.

Ngay hôm nay, hãy bắt đầu cùng con xây dựng thói quen tài chính lành mạnh để con vững bước trên hành trình trưởng thành và tự tin vươn tới những chân trời mơ ước.

Quý cha mẹ đăng ký tìm hiểu về lộ trình học tập và nhận chính sách ưu đãi năm học 2025 - 2026 tại Hệ thống Trường liên cấp BMS